Nếu đang đeo niềng răng thì chắc hẳn bạn đã quen thuộc với các khí cụ như thun tách kẽ, khâu chỉnh nha, dây cung… vậy còn thun liên hàm thì sao? Thực ra, đây là khí cụ quan trọng nhưng không phải ai cũng cần nó trong quá trình hoàn thiện hàm răng của mình. Thun liên hàm là gì? Tại sao khi niềng răng bạn cần đeo thun liên hàm? Bài viết này tổng hợp đầy đủ những thông tin giải đáp hết các thắc mắc ở trên cho mọi người nhé.
Mục lục
- Thun liên hàm là gì?
- Các loại thun liên hàm hiện nay
- Vì sao khi niềng răng cần đeo thun liên hàm?
- Thun liên hàm đeo vào giai đoạn nào, phải đeo trong bao lâu?
- Đeo thun liên hàm có đau không, có khó chịu không?
- Không may nuốt phải thun liên hàm có sao không?
- Hướng dẫn cách đeo thun liên hàm cho người niềng răng
- Lưu ý khi sử dụng thun liên hàm
- Thun liên hàm có thể mua ở đâu chất lượng?
Thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm là loại dây thun được làm từ cao su với tính dẻo dai và được sử dụng trong quá trình chỉnh nha. Thun liên hàm đóng vai trò kết hợp với mắc cài để điều trỉnh cho răng về đúng với vị trí như mong muốn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thường thì 1 sợi thun có thể sử dụng dưới 12 tiếng. Ngoài ra, thời gian bắt đầy đeo còn tùy thuộc vào tình trạng khác nhau. Nếu bạn tuân thủ theo những gì bác sĩ hướng dẫn thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Thông thường, chuyên gia sẽ sử dụng thun liên hàm với một số trường hợp như:
- Răng bị khấp khểnh
- Răng mọc bị lệch
- Khớp cắn bị hở
- Răng mọc chìa ra trước và sau
- Răng mọc quá cao so với xương hàm
Để xác định xem mình có cần phải đeo thun liên hàm hỗ trợ niềng răng hay không thì bạn đến các địa chỉ nha khoa uy tín sẽ được bác sĩ tư vấn chính xác hơn nhé.
Các loại thun liên hàm hiện nay
Thực ra sử dụng thun liên hàm để điều chỉnh răng có lịch sử từ rất lâu đời. Theo nghiên cứu thì chất liệu cao su tự nhiên làm ra dây thun được tìm thấy trong nền văn hóa Maya và Inca và dần phát triển mạnh mẽ bởi Charles Goodyear. Tiếp đó, Henry Albert Baker là người đầu tiên sử dụng dây thun để điều chỉnh các vị trí răng. Tuy nhiên, cao su tự nhiên lại hấp thụ nước, độ đàn hồi của nó suy giảm nhanh. Vậy nên chất liệu tổng hợp được phát triển vào những năm 1960 và dần trở nên phổ biến hơn trong quá trình niềng răng.
Các loại thun liên hàm hiện nay có 3 dạng chính:
Thun liên hàm loại 1
Thun liên hàm loại 1 là loại thun thường được sử dụng ở các khe hở của răng. Khi đó, thun được đặt vào giữa các kẽ răng, móc nối từ răng cối thứ nhất hoặc thứ hai ở hàm trên hoặc răng nanh hàm trên.
Thun liên hàm loại 2
Thun liên hàm loại 2 được sử dụng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng nanh hàm trên và thường để củng cố neo trong trường hợp nhổ răng. Bên cạnh đó, nó được dùng di chuyển các răng cửa hàm trên về phía sau, điều chỉnh mức độ lệch đường giữa khi kéo răng về 2 bên khác nhau. Như vậy, thun liên hàm loại 2 áp dụng với các trường hợp:
- Di chuyển răng cửa hàm trên
- Khi nhổ răng cối thứ nhất hàm dưới
- Khi nhổ răng cửa hàm dưới
- Cần di chuyển 1 khoảng lớn cho răng hàm trên
- Cần di chuyển qua trục của răng hàm dưới
Thun liên hàm loại 3
Thun liên hàm loại 3 được sử dụng để điều chỉnh khe hở dưới bằng cách rút lại răng dưới và nâng răng phía trên lên.
Vậy là mỗi loại thun liên hàm đều có những chức năng khác nhau. Để biết chính xác mình thuộc trường hợp nào vẫn cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.
Đọc thêm: Thun niềng răng có bao nhiêu loại?
Vì sao khi niềng răng cần đeo thun liên hàm?
Trong quá trình niềng răng, nhờ có hệ thống dây cung, mắc cài mà các răng dần dịch chuyển theo đúng tính toán của chuyên gia. Tuy nhiên lúc này răng chỉ đều riêng biệt ở mỗi hàm trong khi nguyên tắc chỉnh nha cần đảm bảo đúng khớp cắn ở cả 2 hàm trên và dưới. Vậy nên khi đeo thun liên hàm, các sợi thun được gắn vào mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới, tạo lực kéo các răng về vị trí chuẩn, giữ các răng tương ứng ở mỗi hàm cân đối với nhau.
Thun liên hàm đeo vào giai đoạn nào, phải đeo trong bao lâu?
Như đã trình bày ở trên thì tác dụng chính của thun liên hàm là giúp cân đối khớp cắn theo ý mà chúng ta mong muốn. Tuy nhiên không phải ai đang niềng răng cũng phải đeo thun liên hàm. Giai đoạn đeo thun liên hàm với mỗi người không giống nhau.
Thời điểm đeo thun liên hàm phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, có thể nhanh hay chậm. Nếu mà răng của người niềng đã đảm bảo tương đối về khớp cắn thì chỉ cần đeo trong thời gian ngắn. Còn ngược lại sẽ cần đeo khoảng vài tuần để hai hàm trên và dưới cân đôi với nhau, đảm bảo cho một hàm răng đều và đẹp nhất sau khi tháo niềng. Đa số, các trường hợp cần đeo thun liên hàm được bác sĩ tư vấn ngay khi bắt đầu niềng răng. Tuy nhiên để biết chính xác thời gian bao lâu, bạn vẫn cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ.
Thời gian đeo thun liên hàm lý tưởng nhất mỗi ngày khoảng 20 giờ. Mọi người cần đeo theo cả lúc đi ngủ và bỏ ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng nhé.
Đeo thun liên hàm có đau không, có khó chịu không?
Mỗi khí cụ khi niềng răng khiến mọi người lo sợ về đau nhức mà nó có thể đem lại, trong đó bao gồm cả thun liên hàm. Thực tế thì việc đeo thun liên hàm sẽ gây ra cảm giác hơi đau nhức và khó chịu trong những ngày đầu tiên. Nguyên nhân là bởi thun liên hàm lúc này đảm nhận chức năng trợ lực, kéo răng về đúng vị trí chuẩn nên bạn cảm thấy chưa được quen cho lắm. Tùy vào từng cơ địa, sức khỏe, tuổi tác cũng như ngưỡng chịu đau của mỗi người không giống nhau mà có cảm nhận về cơn đau khác nhau. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì bạn sẽ làm quen nhanh thôi và dần dần không còn cảm giác đau nhức nữa.
Nếu thời gian đầu mới đeo thun liên hàm chưa quen, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài để giảm bớt cơn đau. Bạn cũng đừng tự ý tháo thun do khó chịu vì việc này sẽ làm sai lệch, kéo dài thời gian và không đảm bảo hiệu quả niềng răng như lúc đầu đề ra.
Không may nuốt phải thun liên hàm có sao không?
Đúng như tên gọi thun liên hàm là đeo liên tục ở hàm nên sẽ có đôi lúc không cẩn thận bạn nhỡ nuốt phải chúng thì sao? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Như bạn đã biết thì thun liên hàm trong chỉnh nha được làm từ cao su tự nhiên, phủ bên ngoài là 1 lớp bột ngô để chống dính. Tất cả những thành phần này đều an toàn nên nếu lỡ mà nuốt phải vài lần thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận vì cái gì bị nhiều quá cũng không tốt.
Hướng dẫn cách đeo thun liên hàm cho người niềng răng
Thun liên hàm là khí cụ mà bạn cần phải thay đổi mỗi ngày. Do vậy sau khi được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn, bạn cần biết cách sử dụng để sau này có thể tự làm. Cách đeo thun liên hàm cũng không quá phức tạp đâu nhé.
Khi bắt đầu đeo thun liên hàm mà chưa thuần thục, bạn đứng trước gương, mở miệng và xác định chính xác xem bác sĩ đã gắn vào răng nào, răng hàm trên hay răng hàm dưới, răng ở vị trí số mấy tính từ răng cửa chẳng hạn. Sau đó dùng 2 tay hoặc 1 tay tùy thói quen, kéo thun ra và đặt đúng vị trí mà bác sĩ đặt trước đó.
Lưu ý khi sử dụng thun liên hàm
Thun liên hàm hỗ trợ đắc lực cho quá trình niềng răng nên để chúng phát huy được hết vai trò của mình, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Bạn cần tự thay thun tại nhà khoảng 2 – 3 lần/ngày nhằm đảm bảo độ đàn hồi của dây thun luôn trong trạng thái tốt nhất. Thời gian thay thun tối thiểu là 12 tiếng/lần.
– Bạn đừng há miệng quá to để kéo căng dây thun vì có thể dẫn tới những hậu quả không lường trước được.
– Trước khi thay thun, bạn nhớ vệ sinh tay và miệng sạch sẽ. Nếu được thì sắm cho mình dụng cụ hỗ trợ đeo thun chuyên dụng.
– Bạn không tự ý đốt cháy giai đoạn khi đeo cùng lúc 2 hoặc nhiều thun. Việc này có thể làm cho chân răng chịu áp lực lớn hơn mà không có hiệu quả.
– Mỗi khi bạn vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống, bạn nên tháo thun ra để không cảm thấy vướng víu, khó chịu.
– Hãy tuân thủ đúng với lịch khám định kì mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra nếu thấy trong khoang miệng có gì bất thường thì liên hệ ngay với nha khoa nhé.
Thun liên hàm có thể mua ở đâu chất lượng?
Thun liên hàm là sản phẩm nha khoa được bán phổ biến tại các phòng khám nha khoa, tiệm thuốc tư nhân hoặc có thể xuất hiện trên cả trang thương mại điện tử với giá thành tương đối rẻ.
Tại Nha khoa Thúy Đức, thun liên hàm cũng được sử dụng cho các trường hợp niềng răng khác nhau. Sau khi được trực tiếp bác sĩ thăm khám, chụp phim X-quang, kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, bạn sẽ được tư vấn về các phương pháp niềng răng cho phù hợp nhất và có cần đeo thêm thun liên hàm hay không.
Nha khoa Thúy Đức luôn được khách hàng tin tưởng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.
NIỀNG RĂNG BỞI BÁC SĨ CHUYÊN CHỈNH NHA PHẠM HỒNG ĐỨC
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ